Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Đâu chỉ là ông Đinh La Thăng?

Đâu chỉ là ông Đinh La Thăng? 
Dư luận đừng quá ồn ào, cũng đừng hoan hỉ thái quá về việc ông Đinh La Thăng và một loạt nhân vật nguyên là quan chức lớn thuộc tập đoàn dầu khí lần lượt bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam. 

Điều tất yếu đó, trong bối cảnh hiện tại, sớm muộn phải đến, đã đến. 

Đó cũng chưa phải là những nhân vật cuối cùng sa vòng lao lý trong cuộc chiến chống “nội xâm” gian nan, phức tạp, dài lâu. Sức nóng của lò lửa chống tham nhũng, tiêu cực đang đến độ, đủ nguồn nhiệt soi chiếu cả những khối u tận cùng ngóc ngách, trong những vỏ bọc tưởng chừng chắc chắn nhất. 

Ở một góc nhìn tích cực, đó là nỗi đau và nỗi buồn. 

Lịch sử xây dựng đảng ghi đậm dòng sự kiện một cán bộ cao cấp-Uỷ viên Bộ Chính trị bị xử lý bằng biện pháp hình sự. 

Lịch sử ngành, địa phương và gia đình, dòng họ thêm một sự kiện, nhưng là sự kiện xót lòng. 

Đáng tiếc, sự việc đã đi quá xa, trong một thời gian quá dài; đầu dây mối nhợ nhóm lợi ích trở nên lùng nhùng, phức tạp; và hậu quả, hệ lụy xung quanh câu chuyện này trở nên rất sâu rộng và nặng nề. 

Thời nào cũng vậy, họa hay phúc đều có nguồn gốc sâu xa, không phải ngày một ngày hai; cũng không hẳn tự thân cá nhân mỗi người gây nên. 

Từ trường hợp những cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật gần đây, có thể nhìn ra khoảng trống về công tác xây dựng đảng, công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát, và tính dân chủ thực chất trong sinh hoạt cơ sở Đảng. 

Nếu hệ thống công vụ trong cơ quan Đảng, Nhà nước thực sự liêm chính, chí công vô tư thì không khó để phát hiện, ngăn chặn mầm họa từ khi mới manh nha. 

Nếu từ những nhiệm kỳ trước, những người có trách nhiệm thực sự nói đi đôi với làm, thực sự lắng nghe dư luận và kiên quyết, nghiêm minh phòng trừ tham nhũng, tiêu cực, thì sẽ không có sự kiện đau lòng này. 

Cách nhìn người thiên về cảm tính, chuộng bề nổi theo lối phong trào xốp nổi nhất thời, “vui là chính”, khiến ngay khâu lựa chọn cán bộ đã sai lệch. Lối đào tạo, bố trí cán bộ không đúng năng lực, sở trường đã gây nên tình trạng nhiều trường hợp đặt sai chỗ, ngồi nhầm ghế. Thói quen duy ý chí, rập khuôn, máy móc cho rằng cán bộ nằm trong cấp ủy, có thể bố trí ngồi vào ghế lãnh đạo bất cứ lĩnh vực nào, đã góp phần làm cho căn bệnh ngộ nhận, tự mãn, “quan cách mạng” thêm trầm trọng, và khiến mầm họa lớn dần. 

Đảng ta từng nói đến nguyên tắc giám sát và kiểm soát quyền lực. Thiếu cơ chế hoặc cơ chế không đủ mạnh, việc giám sát, kiểm soát quyền lực xem như vô hiệu, tất yếu dẫn đến tình trạng cá nhân sử dụng quyền lực vô hạn độ, tự tung tự tác, coi trời bằng vung, khiến cả một dây dài tha hóa, tuột dốc. Cả một hệ thống công cụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, trong một khoảng thời gian dài, tỏ ra không đủ bản lĩnh, năng lực phát hiện những góc khuất, khoảng mờ để uốn nắn, nhắc nhở, dẫn đến hậu quả ngày một nghiêm trọng, đến thành đại họa. 

Giới truyền thông không thể vô can, khi một thời “tiền hô hậu ủng”, nhất loạt “đồng thanh tương ứng”, tung hô hết cỡ, ca ngợi hết lời, mà thiếu vắng sản phẩm báo chí thẳng thắn góp ý, phê phán, phản biện. 

Nhìn vào chân dung vị cựu lãnh đạo cấp cao vừa bị khởi tố với những vi phạm, khuyết điểm rất đặc trưng, có thể nhận ra hình hài một giai đoạn phát triển kinh tế đã qua của đất nước. Những tập đoàn kinh tế- “quả đấm thép” nhanh chóng ra đời và phần đông trong số đó hoạt động thua lỗ, nợ nần, nhanh chóng tan rã; những “đại công trình” nghìn tỷ dở dang, “đắp chiếu” hoặc thua lỗ; lối làm ăn chủ yếu dựa vào “quan hệ”, “tiền tệ”..., nặng về khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường, diễn ra phổ biến... Khắc phục hàng loạt những khuyết tật đó, đưa nền kinh tế đất nước phát triển đúng quỹ đạo, cũng là góp phần giảm bớt, triệt tiêu tệ nạn tham nhũng, tha hoá, tiêu cực. 

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên: Chiều thứ 6, ngày 8/12, cơ quan chức năng tống đạt lệnh khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng. Buổi sáng hôm đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho ra mắt cuốn sách Vững bước trên con đường đổi mới. 

Kiên quyết, dũng cảm đấu tranh loại trừ tham nhũng, tiêu cực, thanh lọc bộ máy, củng cố niềm tin giữa dân với đảng, càng thêm tự tin “vững bước trên con đường đổi mới". Uông Ngọc Dậu Vietnamnet


BƯỞI

Nàng có cái tên đậm chất nông thôn: Bưởi! Bưởi đẹp, 

vẻ đẹp thuần nông. Bắp chân to, háng rộng, mông chành bạnh lấn chiếm và đặc biệt cặp vú cao và sừng sững lúc nào cũng thách thức thách thức. 

Nàng lấy chồng làng bên năm mười bảy tuổi. Các cụ nói chẳng sai, tốt mái hại trống. Chồng nàng cảm chết năm nàng mới hăm bảy tuổi. 

Bọn đàn ông nhà quê chịu thế quái nào được khi một ả gái goá cứ ngồn ngộn ngồn ngộn mà lại chính chuyên. Chúng làm mọi cách tán tỉnh bóng gió, ỡm ờ hoặc đến nhà nàng ngồi lỳ đặt gạch hòng chiếm chỗ. 

Nàng kệ mẹ, vẫn cứ nhẹ nhàng có, thô thiển có gạt mẹ chúng ra một bên không đếm xỉa gì và ngực tấn công mông đột kích một cách công khai ngồn ngộn hơi thô thiển và tức anh ách. 

Sự tử tế và chính chuyên luôn có giá đặc biệt cho dù có muôn lời đồn thổi từ đám đàn ông rỗi hơi mồm thối. Chúng tung đủ tin về nàng cho đến một ngày, nàng cưới mẹ nó một ông cán bộ cấp cũng to to. Cơ bản là anh cán bộ mặt lừ lừ, rõ cao to đen hôi, đô con đến phát sợ, cái xe thể thao anh ta đi cũng đẹp đến phát sợ ở cái làng quê yêu dấu này.... 

Nàng lấy chồng, một tấm chồng ra tấm chồng bõ công chịu đựng những lời gièm pha đồn thổi. 

Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bõ công những lúc phòng không một mình! 

Nguồn: Tre làng



Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai ra ‘tối hậu thư’ vụ dân không có đất nhưng vẫn được cấp ‘sổ đỏ’

Như Báo TN&MT (đã phản ánh ngày 13/12) về việc có gần 100 hộ dân làng tái định cư làng Ia Bia (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) có “sổ đỏ” nhưng không có đất sản xuất, ông Dương Văn Trang – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai dẫn đầu đoàn công tác đã trực tiếp xuống cơ sở và có buổi làm việc với UBND huyện Chư Pưh và chỉ đạo “Đến cuối tháng 3/2018, UBND huyện Chư Pưh phải giao đất cho các hộ dân ở làng Ia Bia để tiến hành sản xuất…”.
Việc hàng chục hộ dân có “sổ đỏ”…mà không có đất sản xuất. Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai – Dương Văn Trang đã cùng đoàn công tác đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế tại làng Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của dân làng.
Theo ông Rmah Chik-Thôn trưởng làng Ia Bia, xã Ia Le cho biết: “Hiện toàn làng đã có hơn 70 hộ được cấp sổ đỏ đất sản xuất nhưng 100% không được sản xuất trên diện tích này vì đất đang tranh chấp, người dân không giám vào làm. Ngoài ra, hiện dân làng không có nước sinh hoạt để dùng, dân làng phải mua nước bình hoặc đi về làng cũ lấy nước dùng vì nguồn nước từ 2 giếng khoan của dự án bị nhiễm phèn, vôi không dùng được”.
Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang (đứng giữa) trực tiếp xuống làng Ia Bia nắm và chỉ đạo tình hình
Ông Chik cũng cho biết thêm, đời sống của người dân từ khi chuyền về nơi ở mới còn gặp nhiều khó khăn, toàn làng có khoảng 70% hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng đất sản xuất thì không có, dân làng mong muốn thời gian tới nhà nước cần nhanh chóng giải quyết vấn đề này để bà con yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.
Ông Lê Quang Thái-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh đã nhận khuyến điểm trước đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác vì chưa giải quyết tốt việc cấp đất sản xuất cho 98 hộ dân ở làng tái định cư Ia Bia. Tuy nhiên, theo ông Thái, trong quá trình triển khai cấp đất sản xuất cho 98 hộ dân ở làng Ia Bia thì huyện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do phần lấn diện tích đất sản xuất trong vùng dự án đã bị người dân xâm chiếm sản xuất từ nhiều năm nay.
Qua điều tra, xác minh thực tế có 20 hộ dân đang xâm canh với diện tích 85 ha, trong đó, có 18 ha cây điều, 4 ha cây cao su, cây hồ tiêu 0,8 ha, cây ăn quả 0,4 ha, còn lại là cây trồng hàng năm.
Huyện đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động người dân đang xâm canh trên diện tích này trả đất lại cho người dân làng tái định cư Ia Bia. Tuy nhiên, các hộ này yêu cầu phải bồi thường các cây công nghiệp dài ngày và hỗ trợ công khai hoang thì họ mới đồng ý giao đất nhưng hiện huyện không đủ nguồn kinh phí để thực hiện. Theo đó, tổng kinh phí để hỗ trợ khai hoang và đền bù cây công nghiệp dài ngày cho các hộ dân này là gần 3 tỷ đồng (trong đó, kinh hỗ trợ khai hoang trên 1,8 tỷ đồng, hỗ trợ bồi thường cây công nghiệp lâu năm là gần 1,2 tỷ đồng).

Người dân có “sổ đỏ” nhưng không có đất sản xuất
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đề nghị, huyện cần đi kiểm tra, rà soát lại chính xác lại toàn bộ diện tích này, công khoang hoang là bao nhiêu, hỗ trợ đền bù cây hoa màu trên diện tích là bao nhiêu, từ đó trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí. Đồng thời, huyện cũng cần xem xét số hộ dân xâm chiếm, xem ngoài diện tích đất xâm chiếm họ còn đất sản xuất nào khác không nhằm tránh trường hợp khi thu hồi lại xảy ra tình các hộ dân này thiếu đất sản xuất, huyện lại phải đi xử lý. Còn vấn đề giải quyết nước sinh hoạt cho người dân, thì huyện cần chủ động khảo sát, tìm nguồn nước để khoang lấy nước về cho dân sử dụng, nếu trường hợp vượt khả năng của huyện thì huyện báo cáo tỉnh để xem xét hỗ trợ…
Sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của UBND huyện Chư Pưh và một số sở, ngành, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai – Dương Văn Trang yêu cầu huyện, các phòng ban liên quan, xã Ia Le phải tiến hành kiểm điểm trách nhiệm về việc chưa có đất mà lại cấp bìa đỏ cho các hộ dân.
Giao cho xã, huyện, các ngành của huyện làm việc lại, kiểm tra lại lần cuối cùng, trong 20 hộ xâm chiếm này có bao nhiêu hộ thiếu đất sản xuất từ đó giao lại hạn điền cho họ, phần diện tích còn lại thì đền bù để thu hồi giao cho các hộ dân Ia Bia. Đến cuối tháng 3/2018 huyện phải hỗ trợ cho các hộ dân xâm chiếm và giao đất cho các hộ dân ở làng Ia Bia để tiến hành sản xuất. Ngoài ra, huyện, xã cần phải rà soát, tìm nguồn nước để giải quyết nước uống cho người dân, làm sao đến hết quý I năm 2018 thì phải có nước uống cho dân làng sử dụng.
Nguồn Ở đây

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

TƯỞNG NHẦM CỦA QUÝ LÀ CHẾT

KSOR KƠK VÀ NHỮNG KẺ ĐANG ĐỤC KHOÉT QUỸ NGƯỜI THƯỢNG

Ong Bắp Cày 


Quỹ người Thượng (Montagnard Foundation, Inc - MFI), còn gọi là Sáng Hội Người Thượng hoặc Tổ chức Người Thượng, được thành lập năm 1990, do Ksor Kok đứng ra làm chủ tịch, có trụ sở ở Nam Carolina (Hoa Kỳ), là một tổ chức phản động với mục tiêu chống Nhà nước Việt Nam, núp dưới danh nghĩa "bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình".  

Tiêu chí là "bảo vệ cuộc sống và văn hóa người Thượng ở Tây Nguyên, Việt Nam thông qua các biện pháp hòa bình", thế nhưng, những gì xảy ra tại Tây Nguyên năm 2001 và 2004 đã nói lên rằng, Ksor Kok chỉ là tên lừa đảo, nói một đằng, làm một nẻo. 
Về bản chất, đã từ lâu, MFI đã bị Ksor Kok lũng đoạn, và coi đó là một trong những kênh kinh tế, kiếm tiền cho bản thân và gia đình. Thủ đoạn của Ksor Kok là lợi dụng nhu cầu được sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của những người Thượng trốn sang Mỹ, Kok đã lập Nhà Thờ để lôi kéo tín đồ, và chính các tín đồ này phải đóng góp vào quỹ MFI nuôi hắn và gia đình.  Phản đối việc làm của Ksor Kok và tham vọng cá nhân, năm 1998, một người tên Nay Rông và một bộ phận các thành viên MFI đã tách ra, thành lập hội "Nhân quyền người Thượng Đêga" (Montagnard Human Rights Organization - viết tắt là MHRO) cũng đặt trụ sở tại Nam Carolina, Mỹ. Mặc dù có chung mưu đồ chính trị là đấu tranh nhằm thành lập “nhà nước ly khai tự trị”, nhưng giữa tổ chức MHRO do Nay Rông cầm đầu và tổ chức MFI của Ksor Kok luôn xung đột, mâu thuẫn về chủ trương, phương thức hoạt động, lợi dụng sơ hở để triệt hạ nhau. Vì vậy, thời gian qua, việc Ksor Kok và số đối tượng cầm đầu MFI tuyên truyền, lôi kéo người Thượng Tây Nguyên trốn đi Campuchia, Thái Lan sau đó bỏ mặc, không quan tâm; Nay Rông và MHRO đã công khai lên án, yều cầu MFI và Ksor Kok phải chịu trách nhiệm, với âm mưu lôi kéo, xúi giục họ từ bỏ MFI để theo MHRO. Đó cũng là tất cả những gì Nay Rông có thể làm được cho những người Thượng Tây Nguyên đang phải sống tạm bợ, khổ cực ở các khu tập trung tại Campuchia, Thái Lan. 

Mới đây nhất, qua tài khoản Ny John (Tên thật là Nay Klanh hiện định cư tại Canada) được biết, nhóm người Thượng chạy sang Mỹ hiện đang có những tranh chấp về ảnh hưởng và tiền bạc, dẫn đến việc cảnh sát Mỹ phải can thiệp. 

Nay John cho biết, hiện nay, Nhà Thờ của nhóm Siu Kaih (Ama Bô) có khoảng 700 người đến sinh hoạt, trong khi Nhà Thờ của Ksor Kok có khoảng 400 và tất cả những ai muốn sinh hoạt tôn giáo tại 2 Nhà Thờ này đều phải đóng góp, vì thế số tiền thu được là cực lớn. 

Trong khi đó, Quỹ MFI chỉ do một mình Ksor Noon thuộc Nhà Thờ của Ksor Kok nắm giữ. Đây là nguồn tiền khổng lồ mà các phe nhóm trong Nhà Thờ của Ksor Kok nhòm ngó, dẫn đễn tranh giành, đấu đá nội bộ. Đã nhiều lần các thành viên đòi công khai, nhưng Ksor Kok và Ksor Noon đều không đồng ý. Siu Kaih đã tố Ksor Kok và Ksor Noon chiếm đoạt tiền của MFI để tiêu riêng và các thành viên khác như Ksor Blih thì chỉ có thể lợi dụng chuyện đi "công tác" để khai khống, nhằm rút quỹ chi tiêu cá nhân. Do vậy, nhóm của Kaih yêu cầu xử lý 4 người là, Ksor Noon, Ksor Blih, Puih Alăng và Ksor Hiêt. Tuy nhiên, 4 người này đã không bị xử lý vì có quan hệ với Ksor Kok. 

Phản ứng vơi Siu Kaih, Ksor Kok đã chỉ đạo Blih đổi chìa khóa Nhà Thờ. Đáp lại nhóm Siu Kaih kéo đến gây rồi, và vì thế, Ksor Kok phải cầu viện tới cảnh sát Mỹ can thiệp. Chính vì mâu thuẫn không thể dung hòa, nên nhóm của Kaih đã tách ra khỏi Nhà Thờ của Ksor Kok và sinh hoạt tại nhà riêng của một người trong nhóm.

Song song với việc này Siu Kaih đã chỉ đạo những người Thượng hiện đang định cư tai Canada như Yakup Amara, Khoa Blor, Ksor Tây Nguyên, Jimmy Rahlan...tán phát các tài liệu bằng tiếng Jrai, vạch tội Ksor Kok. 

Bị mất đi lực lượng, lại bị hạ bệ và quan trọng hơn là mất đi một nguồn thu tài chính, nên thứ Sáu, ngày 24/11/2017 vừa qua, Ksor Kok đã buộc phải gặp nhóm Siu Kaih để thuyết phục nhóm Kaih quay lại sinh hoạt tại nhà thờ của mình.  

Để tỏ ra "chân thành", Ksor Kok đã đồng ý trả lại 160.000 USD theo yêu cầu của nhóm Siu Kaih. Hiện chưa thể biết nhóm Siu Kaih có quay lại với Ksor Kok hay không, nhưng những gì 2 nhóm "quyết đấu" với nhau, cho thấy một thực tế phũ phàng rằng, Ksor Kok, hay Siu Kaih miệng thì nói bảo vệ văn hóa người Thượng, vì người Thượng, nhưng thực chất, chúng chỉ vì tiền. Và cái Quỹ Người Thượng - MFI nói trên chính là cái cớ để chúng bóc tiền từ mồ hôi, nước mắt, sự cả tin đến ngây thơ của những người Thượng nhẹ dạ, cả tin. 

*** 
Ksor Kok còn có tên gọi là A Ma Thom, SN 1943 (có tài liệu nói năm 1945), dân tộc Gia Rai, tại xã Ia Broai, huyện Ayunpa, tỉnh Gia Lai. 

Ksor Kok đã từng đi lính ngụy, làm phiên dịch cho căn cứ quân sự Mỹ tại Ea H’leo, Đăk Lăk. Ngày 20/9/1966 Ksor Kok chạy vào rừng cùng thiếu tướng FULRO Campuchia; năm 1969 tham gia nhóm FULRO ly khai, bị chính quyền ngụy truy đuổi chạy sang CPC; tự phong đại tá rồi thiếu tướng FULRO. 

Năm 1972, Ksor Kok sang Mỹ học Mục sư và ở lại đến nay (vợ và 5 con của Ksor Kok cũng định cư tại Mỹ từ năm 1975). Sau khi sang Mỹ, Ksor Kok tham gia tổ chức “Hội người Thượng định cư tại Mỹ”. Sau do mâu thuẫn tranh giành quyền lực và đường lối hoạt động nên năm 1998 một bộ phận do Ksor Kok cầm đầu đã tách ra thành lập tổ chức riêng có tên là “Quỹ người Thượng”, đặt trụ sở tại Mỹ. Âm mưu chính trị của Ksor Kok là “phục quốc” cho người Thượng ở Tây Nguyên, thành lập “Nhà nước Đêga tự trị”, với các thủ đoạn hoạt động là: Tập hợp, kích động người Thượng trong và ngoài nước, kêu gọi sự hậu thuẫn của Mỹ và các thế lực thù địch để tiến hành các hoạt động chống Việt Nam về vấn đề dân tộc, với mưu đồ công khai hóa và quốc tế vấn đề người Thượng; thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ... về vấn đề người Thượng qua các hoạt động tuyên truyền, kích động vu cáo Việt Nam vi phạm “tự do tôn giáo, dân tộc, nhân quyền” đối với người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 

Năm 1992, Ksor Kok cùng đám tàn quân FULRO cũ ở Mỹ đã ngụy trang dưới vỏ bọc thành lập Quỹ Người Thượng (MFI) lấy trụ sở tại Nam Carolina, Mỹ để tiếp tục hô hào khẩu hiệu "đấu tranh vì quyền lợi của người Thượng ở Tây Nguyên", đòi thành lập "Nhà nước Đêgar", tự phong cho mình là "Tổng thống" với bộ máy nhà nước "đồ sộ", phân công ban bệ hoàn chỉnh. Vậy đến nay, Ksor Kok và tổ chức của y đã làm được những gì? Phần lớn phải ra sức huy động và sống bám vào nguồn tiền đóng góp từ mồ hôi, nước mắt của những người Thượng Tây Nguyên ở Mỹ; nhưng cũng sẵn sàng bỏ mặc khi họ thất nghiệp, ốm đau, bệnh tật, không có tiền để nộp cho tổ chức. Còn đối với đồng bào Thượng, mấy ai biết rằng, ở nước Mỹ xa xôi, có một nhóm người cùng chung sắc tộc đang ngày đêm hô hào lạc lõng để đấu tranh vì "lợi ích" của họ.  

Và thực tế, những đối tượng trong tổ chức MFI cũng không còn tin vào vai trò và năng lực lãnh đạo của Ksor Kok. Từ Nhữ Đăm Hoàng - người từng tự phong là "Phó Tổng thống" của "Nhà nước Đêgar", sau khi nhận ra bộ mặt lừa bịp của Ksor Kok đã từ bỏ tổ chức và năm 2013, tranh thủ những ngày ít ỏi được về thăm gia đình tại làng Piơm, thị trấn Đăk Đoa, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai để tình nguyện đi khắp 13 làng, xã, nói chuyện, kể cho bà con nghe và hiểu rõ về chân tướng, bộ mặt xấu xa của Kok; ngay cả Ksor Nhưn - nguyên là một thủ quỹ thân tín của Ksor Kok trong tổ chức MFI, năm 2016 đã làm đơn kiện Ksor Kok lên Tòa án dân sự Mỹ về việc lừa đảo, sử dụng tiền của tổ chức sai mục đích và không hiệu quả. Và có thể kể ra đây hàng chục đối tượng từng theo Ksor Kok (Điểu Nhông, Y Mứt Mlô, Y Hin Niê, Điểu M'Preo, Y Bhĩ Kbuôr...), giờ đã nghĩ lại, rời bỏ Kok, thậm chí chống lại Kok vì chỉ nghe toàn những lời hứa suông.  

Thông tin mới nhất là ngay sau khi Đảng cứu nguy dân tộc của Campuchia - CNRP do Kem Sokha (trước đây là Sam Rainsy) đứng đầu bị giải tán, Ksor Kok đã không còn chỗ dựa nào để thực hiện mưu đồ chính trị của mình. Tài khoản Facebook Grace Bùi (Giám đốc dự án hỗ trợ người Thượng - MAP) đã gửi một thông điệp tới những người có thể thuộc diện Mỹ cho phép nhập cảnh, định cư rằng, không nên tin và dựa vào Ksor Kok, bởi "ông này vì chỉ tìm cách trục lợi mà không quan tâm tới người Thượng tị nạn".  

Nói thêm về mối quan hệ của Ksor Kok với đảng cứu nguy dân tộc - CNRP của Campuchia: Sở dĩ có mối quan hệ này là vì CNRP muốn chiếm ưu thế trong bầu cử Hội đồng xã, phường 2017 và bầu Quốc hội 2018; giành quyền lãnh đạo đất nước từ tay Đảng cầm quyền Campuchia đã ngầm bắt tay, lợi dụng MFI và Ksor Kok để lôi kéo sự ủng hộ của bộ phận người Thượng tại các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Vì muốn có sự ủng hộ (thực tế, CNRP cũng hứa, nếu đắc cử và chiếm đa số ghế trong Quốc hội, thì CNRP sẽ quay lại giúp người Thượng đánh Việt Nam, gúp người Thượng Tây Nguyên đòi đất. Tuy nhiên, nga vào thời điểm dó, CNRP cũng đã  không còn tin tưởng vào hoạt động của Ksor Kok, muốn quay sang "bắt tay" với Nay Rông và hứa "sẽ giúp Nay Rông giống như đã từng hứa giúp Ksor Kok". Không biết cả Ksor Kok và Nay Rông có nhận biết được điều đó hay không, nhưng có lẽ cả hai đã từng trở thành những con rối trên bàn cờ chinh trị của CNRP. 

Sau tất cả, Ksor Kok đang phải trả giá cho những hành động của mình, khi bị gia đình, cộng đồng lên án; bị đồng bọn quay lưng, phản bội và bị pháp luật tìm đến. Tháng 02/2017 vừa qua, Tòa án dân sự Mỹ đã tuyên phạt Ksor Kok phải hoàn trả lại cho tổ chức do chính mình làm Chủ tịch số tiền 200.000 USD và những tài sản khác mà Kok đang đứng tên, như: đất, nhà thờ, 02 ô tô.... Nhưng có lẽ, đây mới chỉ là khởi đầu cho những bản án tiếp theo mà Ksor Kok phải gánh chịu vì những hành động lừa bịp, dối trá của y. 

Vậy lòng tin, sự ủng hộ giành cho Ksor Kok còn lại bao nhiêu để y tiếp tục nuôi dưỡng tham vọng, mưu đồ chính trị về "Nhà nước ly khai, tự trị"?

Nguồn: trelang

Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Bị đâm vỡ đầu xe, chủ Rolls-Royce nói với tài xế Hyundai: “Bán nhà đi”

Đó là câu nói đầu tiên của chủ xe Rolls-Royce khi bước ra từ chiếc xe gặp tai nạn vỡ đầu với một chiếc Hyundai tại đường giao cắt.

Theo tờ Shanghaiist, vào ngày thứ 7 vừa qua (9/12), một người đàn ông lái chiếc Hyundai màu trắng trên đường phố Liêu Ninh, Thẩm Dương (Trung Quốc) đã không may đâm phải chiếc Rolls-Royce màu đen tại đoạn giao cắt.Trong khi chiếc xe Hàn Quốc hư hỏng nặng thì chiếc xe siêu sang của Anh Quốc vỡ một góc của đầu xe.
Nhiều nhân chứng tại hiện trường kể lại, sau khi ra khỏi xe, chủ nhân chiếc Rolls-Royce ngay lập tức nói về phía người ngồi trên xe Hyundai: “Bán nhà đi”.
bi-dam-vo-dau-xe-chu-rolls-royce-noi-voi-tai-xe-hyundai-ban-nha-di
Cả hai tài xế đều được cho là đã trên 40 tuổi. Sau khi cảnh sát giao thông đến nhận vụ việc, người tài xế lái chiếc Hyundai đã không thể đủ bình tĩnh để nói chuyện. Ông chỉ điền vào mẫu đơn rồi âm thầm ra về trước khi cả hai xe bị kéo đi để ước tính chi phí và đánh giá thiệt hại.
bi-dam-vo-dau-xe-chu-rolls-royce-noi-voi-tai-xe-hyundai-ban-nha-di
Chiếc Rolls-Royce bị hư hỏng nghiêm trọng ở phần đầu.
bi-dam-vo-dau-xe-chu-rolls-royce-noi-voi-tai-xe-hyundai-ban-nha-di
Cho đến chiều tối, lực lượng cảnh sát giao thông mới có mặt để giải quyết vụ việc.
Truyền thông địa phương đưa tin, chiếc Rolls-Royce trong bài có giá trị từ 4-14 triệu nhân dân tệ (từ 14-48 tỷ đồng). Riêng phần cản trước đã có giá 240.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 800 triệu đồng)
Nguồn: Siêu tầm

Gia Lai: Truy tố đối tượng đập kính xe ô tô trộm tài sản


Ngày 13-12, thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai cho biết, sau thời gian điều tra, bộ phận chuyên môn đã có kết luận chuyển toàn bộ hồ sơ, đề nghị VKS khởi tố vụ án, khởi tố bị can Trần Trung Tín (tên gọi khác: Cu La; SN 1987; trú tại tổ 7, phường Ia Kring, TP Pleiku, Gia Lai) về tội cố ý làm hư hỏng tài sản và tội trộm cắp tài sản.

Trước đó, sau nhiều ngày mật phục và có đầy đủ chứng cứ, lực lượng công an TP. Pleiku tiến hành bắt giữ đối tượng Tín vào ngày 30-5.
gia-lai-truy-to-doi-tuong-dap-kinh-xe-o-to-trom-tai-san
Đối tượng gây ra 24 vụ đập kính xe ô tô trộm cắp tài sản. 
Từ ngày 15-3-2017 đến ngày 28-5-2017, một mình Tín đã gây ra 23 vụ đập kính xe ô tô trộm cắp tài sản trên địa bàn TP. Pleiku và huyện Đak Đoa. Riêng trong ngày 28-5-2017, tên này đã gây ra 06 vụ tại địa bàn huyện Đak Đoa. Tổng số tài sản tên Tín trộm cắp trên 36 triệu đồng và làm hư hỏng 23 kính xe gây thiệt hại hơn 46 triệu đồng.
Các vụ việc tên này gây ra đã gây hoang mang cho nhiều người dân có phương tiện ô tô trên địa bàn TP. Pleiku, huyện Đak Đoa do không có nơi cất giữ xe bên trong nhà.
Nguồn: Ở đây

Gia Lai: Đi sinh nhật bạn, một học sinh bị đâm chết


Ngày 11.12, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, trên địa bàn thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, Gia Lai) vừa xảy ra một vụ án mạng và nạn nhân là một nam sinh lớp 11.

Trước đó, khoảng 21h ngày 10.12, em N.T.P (học sinh lớp 11, Trường THPT Ia Ly, trú tại thôn 2, xã Ia Nhin) cùng nhóm bạn đi sinh nhật một người bạn tại quán karaoke The King (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, Gia Lai).
Quán karaoke, nơi xảy ra mâu thuẫn
Quán karaoke, nơi xảy ra mâu thuẫn giữa P và nhóm thanh niên.
Tại đây, P đã xảy ra mâu thuẫn với một nhóm thanh niên đang hát. Trong lúc hỗn chiến, P bị đâm vào người nhưng vẫn cố vùng dậy chạy ra ngoài đường khoảng 100m thì gục xuống. Thấy vậy, người dân và bạn bè đưa P vào Trung tâm Y tế huyện Chư Păh để cấp cứu. Tuy nhiên, do viết thương quá nặng, P đã tử vong ngay sau đó.
Hiện thi thể P đã được lực lượng chức năng bàn giao để gia đình tổ chức tang lễ. Được biết, cha P mới mất chưa được một tháng vì tai nạn giao thông.
Hiện lực lượng chức năng đang tiến hành triệu tập các nghi phạm có liên quan để điều tra vụ án mạng trên.
Nguồn: Ở đây

Gia Lai: Vì sao người cha hiền lành nỡ xuống tay sát hại con trai 5 tuổi?



Những thông tin ban đầu cho thấy người cha sát hại con trai 5 tuổi trước mặt vợ cũ là do Minh không làm chủ được bản thân khi cãi nhau. Thông tin trước đó cho thấy Minh được coi là người hiền lành, yêu thương con mình.


Chiều 12/12, Thượng tá Trần Ngọc Anh, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Gia Lai xác nhận trên địa bàn vừa xảy một vụ án mạng cha giết con đặc biệt nghiêm trọng.
Đối tượng gây án là Võ Kim Minh (SN 1978, trú tại tổ 15, phường Phù Đổng, TP. Pleiku). Điều đáng nói nạn nhân là cháu Võ Kim Ph. (SN 2012, trú tại phường Hội Thương, TP. Pleiku), chính là con ruột của Minh.
Đối tượng Minh bị Cảnh sát 113 bắt giữ


Theo Thượng tá Trần Ngọc Anh, Vụ việc xảy ra vào tối 11/12, trên đường Nguyễn Tất Thành, thuộc khu vực phường Phù Đổng, TP. Pleiku. Nguyên nhân ban đầu của vụ việc được xác định là do giữa Minh và vợ cũ mâu thuẫn cãi vã qua lại để dành quyền nuôi cháu Ph. Trong lúc tức tối, cả giận mất khôn Minh đã ra tay sát hại chính con ruột của mình.
Trước đó, Minh thấy trên facebook của vợ cũ là chị Võ Thị Ngọc D. (SN 1978, trú tại đường Phùng Hưng, phường Hội Thương, TP. Pleiku) đăng hình đang tổ chức sinh nhật cho đứa con gái lớn.
Đến khoảng 21h, Minh tìm đến quán thì xảy ra mâu thuẫn với chị D. Sau đó, Minh tức tối bỏ ra bên ngoài thì gặp cháu Ph. và mấy đưa trẻ đang chơi ở bãi gửi xe. Lập tức Minh lao đến ôm con trai tính bế đi thì cháu Ph. khóc thét lên và phản ứng không đồng ý.
Lúc này, chị D. và người nhà nghe tiếng con khóc liền chạy ra để giành lại cháu Ph. thì hai bên tiếp tục cự cãi nhau. Tức tối, Minh bất ngờ cầm dao đâm một nhát vào ngực của cháu Ph. Thấy vậy, nhiều người xung quanh đã hô hoán và bắt giữ Minh rồi giao cho cơ quan Công an. Trong khi đó, cháu Ph. được đi cấp cứu ngay sau đó nhưng vì vết thương quá nặng đã không thể qua khỏi.
Nói về Minh, một đồng nghiệp của nghi phạm này (hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Gia Lai), cho biết Minh là người hiền lành, được bạn bè, đồng nghiệp quý mến. Đặc biệt, Minh khá yêu thương cháu P. và hai cha con thường xuyên đi du lịch với nhau.

Hình ảnh Minh lúc bình thường.
Cũng theo người đồng nghiệp này, cách đây khoảng 1 năm, Minh gặp tai nạn giao thông và bị chấn thương sọ não. Khoảng 2, 3 tháng nay, giữa Minh và chị D. xảy ra mâu thuẫn dẫn đến ly hôn. Sau đó, Minh đã nhiều lần đe dọa chị D. sẽ ôm con tự tử để níu kéo chị D. quay lại. Nhưng đến khi vụ án xảy ra thì chẳng ai ngờ được Minh lại có thể cầm dao sát hại chính con trai mình.
Nguồn: Ở đây

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

TỐC VÁY LÊN MÀ CHẠY

Nữ nhà báo- tốc váy lên mà chạy 

TỐC VÁY LÊN MÀ CHẠY
Trên mạng mọi người đang khoái chí với những hình ảnh, clip của nữ nhà báo trẻ Bùi Lan Anh của VTC chạy bán sống bán chết, chạy tốc cả váy khi thực hiện phóng sự trực tiếp về một doanh nghiệp Trung Quốc xả thải ra kênh thủy lợi quan trọng tưới tiêu cho 110.000 ha và phục vụ sinh hoạt cho hàng triệu dân... 

Tất nhiên đó là hình ảnh rất đẹp của nghề báo rồi, có khi đó là cái cuốn hút các pv trẻ vào nghề, cái đó khiến cho công chúng còn thấy nghề báo có giá trị về sự xả thân vào cho lợi ích cộng đồng ...Và có thể nó khiến cho VTC ngày càng được yêu mến hơn, có khi bắt đầu từ 1 nhà báo, 1 clip ... 

Tuy nhiên, cũng không nên nói quá rằng, chỉ có nhà báo, pv ra hiện trường mới là tất cả của nghề báo chứ nhỉ ? 

Có những nhà báo cơ bản là "đút chân gầm bàn" nhưng các bài viết vẫn rất hay, tầm cỡ chuyên gia và những bài viết của các nhà báo đó không phải là không tạo ra sự thay đổi.

Ví dụ như nhà báo Vạn Phú hay Hải Lý của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, phần lớn là ngồi nhà viết nhưng các bài viết của ông Vạn Phú luôn khiến người ta phải quan tâm và làm lên chất lượng ổn định của tờ Thời báo kinh tế SG. Còn Hải Lý luôn làm cho giới ngân hàng kính nể với các bài phân tích. 

Các nhà báo mảng quốc tế thì nhiều người cũng đa phần ngồi, dịch bài nhưng tin tức mảng quốc tế cũng luôn cần người biết phát hiện v đề, dịch chính xác ... 

Nói chung mỗi lĩnh vực, nếu làm tốt cũng đều tạo ra các giá trị, tạo nên sự phong phú của nghề báo. 

Nhưng tất nhiên, ra được hiện trường nhiều, hít thở bầu không khí khác các vùng miền, có lúc chỗ này chỗ kia, phải "tốc váy lên mà chạy"...như Bùi Lan Anh thì thích quá rồi...

Nguồn: Ở đây

ĐÀN BÀ TIỀN MÃN KUYNH


Chả có gì là mãi mãi. Đến một ngày kinh nguyệt cũng bỏ ta đi. Kinh nguyệt ấy là thanh xuân của đàn bà đấy. Đau đáu phết???

ĐÀN BÀ TIỀN MÃN KUYNH
Đến cái tuổi sắp phải chia tay với thứ đặc trưng cho giới tính, thứ tạo nên chất xúc tác cho những cuộc yêu, thứ mà làm nên sự phi thường cho cả đàn ông và đàn bà nghe não ruột đấy chứ. Người đàn bà chông chênh đón nhận. 

Sự thay đổi theo trục thời gian khiến cho người đàn bà hay bốc hoả. Lúc nóng lúc lạnh thất thường khiến họ đỏng đảnh đến không ngờ. Họ cố gắng để vớt vát chút tuổi xuân, chút đàn bà rồi khô khan đi nhanh chóng. Dễ hờn dỗi với những điều ngớ ngẩn, dễ vơ vào mình những chuyện vu vơ, họ hai sôi ba lạnh. Có lúc rồ lên mà tưởng rằng ném toẹt được cái áo Khổng Khâu khoác lên từ thuở nhỏ để sống bản năng. Kiểu như bùng cháy để mà yêu đương hì hục. Ngỡ là sẽ cháy hừng hực đấy nhưng chỉ sau một tiếng gọi mợ / thím/ bà già là cái hừng hực ấy, cái tình tang đang bồng bềnh ấy bỗng xì hơi tựa phát dắm xịt. Hết luôn và lại khép nép, lại cắn răng mà đóng kín cửa, lại cắn răng mà xuýt xoa ngay cả khi đang ứ hự. 

Đàn bà tiền mãn kuynh nhàn rỗi và chông chênh. Họ chưa phải trông cháu nhưng con lại lớn mất rồi nên chả còn ai để mà vồ lấy chăm bẵm. Còn lại có mỗi anh chồng thì đêm đêm nằm cạnh vợ nhưng đầu chỉ mơ đến Ngọc Trinh. Mọi sự chăm sóc của các mợ chỉ tổ làm anh xã ngứa mắt. Cơm khô lão kêu nát, canh nhạt lão bảo mặn. Sự chán nản trước những ngấn bụng mỡ và ngay đơ như cây gỗ làm tình khiến các lão xìu hẳn và bỗng dưng bị ysl.

Thế là cấm cảu, thế là cau có. Chả nhẽ lại quát lên là tôi không thèm canh cua, tôi không thèm nem công chả phượng, tôi thèm Ngọc Truynh cơ. Cứ hậm hực, cứ ẩm ức đấy. Và người đàn bà tiền mãn kuynh chả còn biết phải làm thế nào để mà hiểu nổi cái người đàn ông của mình nữa. Họ bắt đầu thấy tủi thân, họ bắt đầu trở nên xấu tính. Họ xét nét con bạn mình, họ nhòm ngó vào góc khuất người ta, họ săm soi con hàng xóm nhà mình rồi rỉ tai nhau về những chuyện giời ơi. Có duy nhất thứ cần học là học làm người đàn bà thực sự để lóe sáng vài lần trên giường trước khi tắt ngỏm thì họ chả dám làm. Tại sao ư? Lí do nghe rất chi là này nọ dưng cơ mờ ai cũng hiểu việc đã là một người đàn bà tiền mãn kuynh thì ai lại còn tình tang cắc bụp nữa. Phải ra vẻ đoan trang và tế nhị. Khổ thân chưa khi tư tưởng Khổng Khâu nó ngấm vào huyết mạch mất rồi.

Đàn bà tiền mãn kuynh thường lập team cùng với nhau. Tôi thường nói đó là ban nhạc Mô đen tắc king cùng cất lên tiếng gáy của đám gà lại cái. Họ húng lên thì lăn xả vào nhưng chùng xuống thì ném cmn đy hết. Người này bảo người kia và rồi đến lúc nào đó đàn ông đối với họ không còn giá trị nữa. Xợ phết đấy đừng đùa. 

Tôi nói nhỏ câu này nhé. Trong nhà mà có một người đàn bà tiền mãn kuynh thì hãy cố gắng mà chiều họ. Hãy hiểu rằng họ đang sắp mất đi thứ quý giá nhất của đời người đàn bà. Đó là thanh xuân. Cảm thông là đấy chứ đâu. Yêu thương là đó chứ xa vời mà làm chi. 



Nguồn:Siêu tầm

THANH NIÊN CẦN DŨNG CẢM BẢO VỆ CÁI ĐÚNG

  Thanh niên cần dũng cảm bảo vệ cái đúng!

(Theo TTXVN)

Ngày 11-12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gồm Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự và tham gia Đoàn chủ tịch Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XI. 
THANH NIÊN CẦN DŨNG CẢM BẢO VỆ CÁI ĐÚNG
Phát biểu trước đại hội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh đoàn cần tập hợp, giáo dục thanh niên, khơi dậy và thúc đẩy trong mỗi bạn trẻ lòng yêu nước, lý tưởng cách mạng, kiên định niềm tin vào chế độ, tiếp nối xứng đáng truyền thống cha anh. 
Theo Tổng Bí thư, con đường cách mạng của thanh niên là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, phấn đấu vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thanh niên phải biết yêu thương, quý trọng con người, sống có lý tưởng, có văn hóa, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, sẻ chia, nhân ái; có tinh thần dũng cảm bảo vệ cái đúng, cái tiến bộ, đấu tranh với cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, cản trở sự phát triển; cần cù, sáng tạo trong lao động, lập nghiệp; dũng cảm trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. 
Muốn gánh vác được trách nhiệm ấy, đoàn phải thường xuyên tự đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục; coi trọng giáo dục bằng hành động, qua thực tiễn phong trào, lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi thanh niên; đề cao và phát huy vai trò tự rèn luyện, tự tu dưỡng, khả năng tự hoàn thiện mình của thanh thiếu nhi dưới sự định hướng, hỗ trợ tốt nhất của tổ chức đoàn, hội, đội. 
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý đoàn cần định hướng, giáo dục thanh niên có ý thức nhạy bén chính trị, tích cực đấu tranh ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, tăng sức đề kháng cho thanh niên trước sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội; tránh tình trạng “nhạt Đảng”, “khô Đoàn”, “xa rời chính trị”.
Nhắc tới Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII vừa ban hành “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, Tổng Bí thư lưu ý đoàn cũng phải quán triệt tinh thần nghị quyết để nghiên cứu đổi mới mô hình và tổ chức hoạt động của chính mình. Qua đó đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của đoàn tại địa bàn dân cư và các khu vực đặc thù… 
Tổng Bí thư nhấn mạnh là cần tin tưởng ở thanh niên, mạnh dạn giao nhiệm vụ cho thanh niên, tạo điều kiện thuận lợi và cổ vũ thanh niên học tập, rèn luyện, phấn đấu trưởng thành, đóng góp nhiều nhất cho đất nước. 
Dẫn lời nói của Bác Hồ: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng và kỳ vọng, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ nêu cao tinh thần tiên phong, bản lĩnh, đoàn kết, sáng tạo, góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân giữ vững và phát huy các thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp, hùng cường.

                                                  Nguồn: http://www.trelangblog.com/2017/12/thanh-nien-can-dung-cam-bao-ve-cai-ung.html

Thứ Bảy, 9 tháng 12, 2017

‘Tín dụng đen’ bóc lột – Chính quyền vào cuộc, dân có lối thoát


Vì dính ‘tín dụng đen’, nhiều gia đình phút chốc rơi vào túng quẫn, bán đất, mất nhà… Thực tế là thế, nhưng việc xử lý chủ cho vay hiện nay lại rất khó. Nông dân nghèo rơi vào ‘vũng lầy’ của ‘tín dụng đen’ vẫn đang chờ một lối thoát… 
Biết nhưng khó xử

Nhiều hộ dân ở Gia Lai hy vọng có sự trợ giúp của chính quyền để thoát cảnh nợ nần, làm thuê… của việc vay “tín dụng đen”. Ảnh: L.K
Tình trạng “tín dụng đen” diễn ra ở nhiều địa phương, UBND tỉnh Gia Lai đã có công văn yêu cầu cơ quan công an phối hợp các địa phương tiến hành rà soát trên toàn tỉnh và thực hiện tuyên truyền cho người dân. Đồng thời, xử lý các trường hợp vi phạm cho vay lãi suất cao. Tuy nhiên, thực tế cho thấy từ cấp xã đến tỉnh đều kêu khó vì thiếu cơ sở xử lý.
Ông Nay Hem – Chủ tịch UBND xã Chư Đrăng (huyện Krông Pa) cho biết: “Xã nhiều lần tổ chức các đợt họp dân, tuyên truyền nhưng do người dân gặp khó khăn nên vẫn đi vay mượn. Hiện, nhiều hộ trong số đó vẫn còn vay nợ ngân hàng chưa trả được nên việc xin vay thêm cũng rất khó khăn”.
Ông Hoàng Văn Tư – Chánh văn phòng UBND huyện Ia Pa cho biết, huyện đã giao cho Công an huyện điều tra nhưng việc thu thập chứng cứ rất khó khăn. Do các hộ vay chủ yếu bằng miệng, không có giấy tờ, lãi suất vay cũng nói miệng nên khó có cơ sở xử lý.
Báo cáo mới nhất của Công an huyện Ia Pa, tình trạng cho vay “tín dụng đen” có chiều hướng phức tạp, bước đầu xác minh trên địa bàn có 50 chủ nợ cho vay với lãi suất cao từ 2-5%/tháng. Thực tế có nhiều hộ mức vay và lãi quá cao dẫn đến không có khả năng trả nợ, nhưng con số cụ thể người vay vẫn chưa thống kê hết vì hầu hết người dân ngại tiếp xúc cơ quan chức năng.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa Nguyễn Thế Hùng có văn bản yêu cầu các ban ngành rà soát lại các hộ nghèo, cận nghèo và yêu cầu các ngân hàng tạo điều kiện cho dân được vay vốn. Tuyệt đối không cho phép các phòng chuyên môn “ký xác nhận các trường hợp lấy đất cấn nợ, trừ nợ”.
Thượng tá Trần Trọng Sơn – Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45, Công an tỉnh Gia Lai) cho hay: Tất cả các vụ mà anh em điều tra nắm được chưa đủ cơ sở để khởi tố hình sự về hành vi cho vay nặng lãi. Theo quy định, để xử lý hình sự thì phải xác định được đối tượng cho vay “mức lãi suất cao gấp 10 lần lãi suất nhà nước quy định”. Cụ thể, lãi suất cao nhất là 20%/năm, tương đương 1,7%/tháng và chứng minh được có tính chất bóc lột trong cho vay.
Ông Kpă Long, xã Chư Drăng (Krông Pa) chia sẻ nỗi ám ảnh về “tín dụng đen”. Ảnh: L.K
Theo thượng tá Sơn, hiện nay việc cho vay tự phát ở các địa phương được các chủ nợ làm rất tinh vi để lách luật. Hầu hết việc vay mượn đều thông qua thỏa thuận miệng, giấy nợ không ghi rõ ràng. Thậm chí các đối tượng cho vay lấy lãi theo ngày nên rất khó xác định dấu hiệu vi phạm. Vừa qua, Công an tỉnh đã có kế hoạch triển khai các công tác tuyên truyền, đồng thời tham mưu cho các cấp, ngành tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn vay để hạn chế vay bên ngoài.
“Sự việc khó xử lý vì hợp đồng này là dân sự, do vậy trước mắt chỉ khuyến cáo người dân cẩn trọng trong lúc vay. Các cấp ủy, chính quyền không quan tâm giải quyết vấn đề này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự nông thôn. Bởi trong trường hợp chủ nợ không thu hồi được nợ sẽ thuê các đối tượng đòi nợ thuê, ảnh hưởng đến an ninh trật tự” – thượng tá Sơn nói.
Mở lối thoát
Trao đổi về vấn đề “tín dụng đen”, ông Võ Văn Phán – Chủ tịch UBND huyện Kbang chia sẻ: Cách đây 10 năm, huyện đã xây dựng phương án 590 nhằm bảo vệ nguồn đất của người đồng bào thiểu số người Ba Na, tránh việc thất thoát quỹ đất của người dân thông qua các hoạt động mua bán, trao đổi bất hợp pháp. Đến nay, huyện đã thu hồi hơn 300ha, đưa vào diện cánh đồng mẫu lớn, tạo điều kiện cho dân yên tâm sản xuất. Hiện tại huyện còn 120ha chưa giải quyết, đang từng bước mời các chủ đất và người thuê lên huyện thưc hiện các hợp đồng đúng theo luật, tránh trường hợp thuê đất bằng miệng hoặc các giấy tay không rõ ràng, làm mất đất của dân.
Sự việc khó xử lý vì hợp đồng này là dân sự, do vậy trước mắt chỉ khuyến cáo người dân cẩn trọng trong lúc vay. Các cấp ủy, chính quyền không quan tâm giải quyết vấn đề này thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến an ninh trật tự nông thôn”.
Thượng tá Trần Trọng Sơn – Trưởng phòng PC 45, Công an tỉnh Gia Lai
Tại xã Đông, xã Tơ Tung (huyện Kbang), vừa qua gần 40 hộ dân hết sức vui mừng được tham gia vào sản xuất cánh đồng mía lớn, nhiều hộ dân tưởng chừng đất đã mất nay được chính quyền can thiệp kịp thời. Đi giữa rẫy mía xanh tốt, vợ chồng ông Đinh Rang (làng Broch, xã Đông) vui mừng vì hơn 1,3ha đã gán cho chủ nợ thời gian 8 năm đã về lại tay mình và được tạo điều kiện phát triển trong diện quy hoạch cánh đồng mẫu lớn. UBND xã còn hướng dẫn ông vay Ngân hàng Chính sách xã hội 50 triệu đồng trả bớt cho chủ nợ, số còn lại được khoanh lại trả dần. Ông Đinh Rang nhẩm tính, mùa vụ năm nay ông sẽ thu hoạch được 100 tấn mía, thu về khoảng 90 triệu đồng.
Tương tự, vợ chồng ông Đinh A Nhúy (làng Stơr, xã Tơ Tung) cũng từng lâm vào cảnh túng quẫn do vay phân bón, lương thực và tiền nuôi con ăn học. Lãi mẹ đẻ lãi con, khi số tiền nợ lên đến 85 triệu đồng, gia đình ông bà đành gán 5,3ha đất cho chủ nợ. Đầu năm 2016, theo chủ trương của huyện Kbang, vợ chồng ông được hướng dẫn vay vốn ngân hàng để trả cho chủ nợ, thu lại đất rồi tham gia vào cánh đồng mía lớn. Thu hoạch vụ mía đầu, gia đình ông đã trả nợ được 60 triệu đồng. “Hiệu quả lắm, mừng lắm, năm này gia đình chắc chắn trả hết nợ, vợ chồng sẽ mổ heo đãi làng ăn mừng”-bà Dép vui mừng nói.
Tại xã Pờ Tó (huyện Ia Pa), năm 2015-2016, các hộ dân làng Klah vay nợ nhưng không có khả năng trả, bị chủ nợ siết đất nhưng được UBND xã can thiệp thu lại diện tích hơn 4,6ha đất cho hợp tác xã canh tác. Cuối năm 2016, xã tiến hành họp làng tổ chức chia lại cho các hộ dân đã bị lấy đất, hộ nghèo và gia đình chính sách để làm kinh tế xóa đói giảm nghèo. Đồng thời, yêu cầu từng hộ viết cam kết, trường hợp nào cố tình tiếp tục đem gán nợ thì xã sẽ thu lại đất và giao cho hộ khác sản xuất.
Tăng giáo dục kiến thức tài chính tín dụngTheo bà Đinh Thị Giang-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Gia Lai, nhiều hộ gia đình người dân tộc thiểu số do còn e ngại trong việc vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất nên chưa tiếp cận được. Do vậy, việc đơn giản hóa các thủ tục cho vay và mở rộng mục đích, tăng mức vay hiện nay để thu hút bà con vay vốn ngân hàng chính sách là hết sức cần thiết. Thời gian tới, Mặt trận các cấp sẽ tích cực phối hợp với các đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền bà con hạn chế vay từ các chủ đầu tư để đảm bảo cuộc sống lâu dài. Đồng thời, hỗ trợ tư vấn giúp đồng bào nghèo mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất cũng như chi tiêu trong gia đình.
Đầu năm 2017, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng, đề cập đến tình trạng tín dụng đen phát triển mạnh ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc tăng cường giáo dục về kiến thức tài chính tín dụng cho người dân vấn đề là cấp thiết, khi nhiều người biết “lãi cao như thế mà vẫn lao vào vay, gây ra bao cảnh tang tóc, gia đình ly tán”. Thủ tướng đề nghị đánh giá lại hiệu quả của tín dụng chính sách và đổi mới cơ chế triển khai, hạn chế xin – cho, gia tăng sự tham gia của nhiều ngân hàng theo cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch…
nguồn: siêu tầm

BỘ CÔNG AN NÓI VỀ TỘI "LÀM LỘ BÍ MẬT" VÀ TẤM THẺ "SĨ QUAN AN NINH" CỦA "VŨ NHÔM"

Bộ Công an nói về tội "lộ bí mật" và tấm thẻ "sĩ quan an ninh" của Vũ "nhôm" (NLĐO)- Bộ Công an đã cung ...