Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

BỘ CÔNG AN NÓI VỀ TỘI "LÀM LỘ BÍ MẬT" VÀ TẤM THẺ "SĨ QUAN AN NINH" CỦA "VŨ NHÔM"


Bộ Công an nói về tội "lộ bí mật" và tấm thẻ "sĩ quan an ninh" của Vũ "nhôm"

(NLĐO)- Bộ Công an đã cung cấp một số thông tin đến vụ việc bắt giữ Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") để điều tra về hành vi Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước cũng như về tấm thẻ "sĩ quan an ninh" của Vũ "nhôm".

Chiều 15-1, Bộ Công an tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác công an năm 2017. Tại cuộc họp, nhiều phóng viên báo chí đã đặt câu hỏi liên quan đến vụ việc Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") vừa bị bắt giữ để điều tra về hành vi Cố ý làm lộ tài liệu bí mật Nhà nước. 

Cụ thể, về việc tại sao Vũ "nhôm" bị khởi tố về tội danh nêu trên, vì sao Vũ "nhôm" có tới 3 hộ chiếu khi bị bắt giữ tại Singapore, Bộ Công an có làm rõ những người liên quan giúp Vũ "nhôm" bỏ trốn hay không?... 

Đại diện Bộ Công an, Trung tướng Trần Đăng Yến, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh (Bộ Công an), cho biết cơ quan An ninh điều tra đang làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Vũ "nhôm". 

Theo Trung tướng Trần Đăng Yến, trong vụ án Phan Văn Anh Vũ, không nên nghĩ một cách đơn giản là làm doanh nghiệp thì không liên quan gì đến bí mật quốc gia để bị khởi tố về tội làm lộ bí mật Nhà nước. 

"Thực tế rất nhiều doanh nghiệp, doanh nhân, cán bộ về hưu hay những người bình thường mà cứ nghĩ là không liên quan gì đã bị khởi tố về hành vi đó"- Trung tướng Yến nói. 

Trung tướng Trần Đăng Yến cho biết thêm đối với Phan Văn Anh Vũ, hiện nay, ngoài hành vi cố ý làm lộ bí mật Nhà nước còn nhiều hoạt động kinh tế đang được điều tra, công an đang tiếp tục làm rõ, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. 

VŨ NHÔMPhan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") 

Trả lời câu hỏi của Báo Giao thông về việc mạng xã hội lan truyền tấm thẻ cho thấy Vũ "nhôm" là một "sĩ quan an ninh", Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra cho hay tất cả vấn đề liên quan, kể cả tấm thẻ của Vũ "nhôm" lan truyền trên mạng xã hội đang nằm trong quá trình điều tra vụ án, tới đây khi có kết quả sẽ có thông tin cụ thể. 

Theo Bộ Công an, năm 2017, công tác phòng, chống tội phạm đạt và vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Lực lượng công an đã điều tra, khám phá phạm pháp hình sự đạt tỷ lệ cao (80,41%), cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra 10,41%; Phát hiện, xử lý 17.159 vụ xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; 3.945 vụ buôn lậu; 604 vụ trốn thuế; 19.397 vi phạm pháp luật về môi trường. Đặc biệt, đã bắt giữ 21.471 vụ phạm tội ma tuý với 32.950 đối tượng. 

Năm 2017, Bộ Công an đã chú trọng nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Do vậy, trật tự, an toàn giao thông đã có chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí (năm 2017 xảy ra 20.061 vụ, làm 8.267 người chết, 17.036 người bị thương, giảm 6,32% số vụ, 4,33% số người chết và 10,81% số người bị thương). Phòng cháym chữa cháym cứu hộ, cứu nạn được tăng cường (đã kiểm tra, xử lý 20.405 trường hợp vi phạm về phòng cháy, trực tiếp cứu hộ, cứu nạn và chữa cháy 5.027 vụ). 

Cũng trong năm 2017, Bộ Công an đã khen thưởng nhiều gương chiến đấu dũng cảm trong công tác phòng, chống tội phạm, trong đó có 8 đồng chí anh dũng hy sinh và 280 đồng chí bị thương khi làm nhiệm vụ. 

Năm 2018 Bộ tiếp tục đặt mục tiêu tạo chuyển biến tích cực về trật tự, an toàn xã hội. Kiềm chế gia tăng tội phạm, đẩy lùi tệ nạn xã hội, làm giảm các loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng; ngăn chặn hiệu quả hoạt động của các băng nhóm tội phạm, không để tội phạm lộng hành; tiệt xoá các tụ điểm phức tạp về trật tự xã hội. Đặc biệt, chấp hành nghiêm pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan sai. 

Tập trung phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hoá âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, không để xảy ra khủng bố, phá hoại, bạo loạn, bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu trọng điểm, các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.

Ngày 21-12, Bộ Công an đã tiến hành khám xét nhà Vũ "nhôm". Buổi khám xét kéo dài đến 21 giờ cùng ngày và cơ quan công an đã thu giữ nhiều tài liệu.

Ngày 22-12, Bộ Công an phối hợp với Công an Đà Nẵng công bố Quyết định khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ. 

Cùng ngày, Bộ Công an cũng công bố truy nã ông Vũ sau khi xác định bị can không có mặt tại nơi cư trú, không biết bị can đang ở đâu. 

Đến chiều 4-1, sau khi ông Phan Văn Anh Vũ từ Singapore về đến Việt Nam, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành tiếp nhận bắt bị can Phan Văn Anh Vũ và điều tra theo quy định của pháp luật.
Phan Văn Anh Vũ sinh năm 1975, là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 và là cổ đông của nhiều công ty khác. Theo thống kê của Sở Xây dựng Đà Nẵng, Bắc Nam 79 chính là công ty mua nhiều nhà công sản hóa giá nhất ở Đà Nẵng trong thời gian qua.


Nguồn Trelang

BỊ CÁO ĐINH LA THĂNG XIN HĐXX VÀ VKS ĐƯỢC TẠI NGOẠI

Hôm nay, 16/1/2018, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) tiếp tục diễn ra với phần tranh tụng. 
Trước HĐXX, bị cáo Đinh La Thăng đã kiến nghị HĐXX, VKS thay đổi biện pháp ngăn chặn để bản thân bị cáo được tại ngoại vì bản thân không gây nguy hiểm cho xã hội nên không cần thiết phải bị tạm giam. 
  
Bị cáo Đinh La Thăng cho rằng, những quy kết, kết luận mà VKS cho bản thân bị cáo là chưa đúng, song vẫn tôn trọng quan điểm luận tội của VKS. Bị cáo Thăng đề nghị VKS xem xét lại cáo buộc có “lợi ích nhóm” trong vụ án. Bởi vì “việc người đi, người đến và thủ trưởng bổ nhiệm cán bộ là chuyện hết sức bình thường. Chẳng lẽ cứ bổ nhiệm là lợi ích nhóm? Vấn đề này không phải thuần túy là lời buộc tội mà còn là lương tâm, trách nhiệm, danh dự của tập thể và của nhiều người. Ngoài ra bị cáo Đinh La Thăng cũng cho hay, thời điểm thực hiện dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, VKS cho rằng PVC không đủ năng lực mà chỉ có Lilama không đúng. Bởi thời điểm lúc đó không có đơn vị nào đủ điều kiện, nhất là về kinh nghiệm. 
Theo bị cáo, thẩm quyền chỉ định thầu dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 thuộc Hội đồng thành viên PVPower quyết định. Khi bị cáo chuyển công tác từ tháng 8/2011, chủ đầu tư chuyển về PVN thì lãnh đạo tập đoàn đánh giá lại vẫn chỉ định PVC đủ năng lực thực hiện dự án Thái Bình 2. 
Về tính hợp pháp của hợp đồng EPC số 33, một lần nữa bị cáo Đinh La Thăng khẳng định, bị VKS quy kết là trái pháp luật, vì thẩm quyền là PVPower, HĐTV của PVN chỉ đạo bằng nghị quyết, văn bản, kết luận chứ không chỉ đạo bằng miệng. Bản thân bị cáo chỉ được thực hiện trong chức năng nhiệm vụ của mình. Trong khi đó tại các cuộc họp bị cáo không hề nhận được thông báo hợp đồng EPC số 33 có sai phạm. 
Một tình tiết quan trọng mà bị cáo Đinh La Thăng trình bày trước HĐXX là, khẳng định việc PVPower 4 lần đề nghị xin tiền tạm ứng thì 3 lần bị cáo không giải quyết. Một lần duy nhất thì bị cáo chỉ đạo tạm ứng theo quy định và PVC không được sử dụng tiền này cho dự án khác ngoài Nhiệt điện Thái Bình 2. 
Tại phiên tòa, hầu hết những người tham dự đều khẳng định, đây là phiên tòa có sự đổi mới và đặc biệt là hết sức nhân văn và dân chủ.



Nguồn Trelang

Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

TRẠM VŨ TRỤ THIÊN CUNG 1 CỦA TÀU KHỰA BỊ MẤT KIỂM SOÁT

Báo chí quốc tế (CBS, Techtimes.com) đang loan tin không mấy vui: Trạm vũ trụ 8,6 tấn của TQ rơi "mất kiểm soát" xuống trái đất 

TRẠM VŨ TRỤ THIÊN CUNG 1 CỦA TÀU KHỰA BỊ MẤT KIỂM SOÁT
Trạm Thiên cung-1 của Trung Quốc dài 12 mét, nặng hơn 8 tấn Các nhà khoa học lo lắng theo dõi đường đi của một trạm vũ trụ Trung Quốc nặng hơn 8,6 tấn vì nó di chuyển mất kiểm soát dẫn đến không thể tính toán ra nơi nó sẽ rơi xuống trái đất, theo tường thuật của CBS Denver. Trạm vũ trụ không người lái có tên Thiên cung-1 dự kiến sẽ rơi xuống trái đất vào thời điểm nào đó trong tháng 3. Có tin Trung Quốc đã mất kiểm soát với trạm này gần hai năm trước đây, vào tháng 6/2016. Chính phủ Trung Quốc sau đó công bố ước đoán rằng Thiên cung-1 sẽ rơi xuống vào cuối năm 2017. Dự đoán không rõ ràng đã khiến các chuyên gia kết luận rằng cơ quan không gian Trung Quốc đã hoàn toàn mất khả năng điều khiển đường đi của trạm vũ trụ đang rơi cũng như không biết nơi nó sẽ lao xuống. Theo một phân tích của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA), điều bất khả kháng là trạm vũ trụ sẽ rời khỏi quỹ đạo trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2018, khi đó nó sẽ rơi trở lại trái đất mà không kiểm soát được. Mặc dù phần lớn trạm vũ trụ này có thể sẽ cháy rụi trong bầu khí quyển, song các chuyên gia của ESA nói rằng vẫn có những phần còn sót lại và rơi xuống bề mặt trái đất. Theo các báo cáo, chỉ có xác suất 1/10.000 là trạm vũ trụ lớn đó sẽ thực sự rơi vào một khu vực đông người và phá hủy các tòa nhà. Không chắc chắn lắm, song các nhà khoa học cố gắng khoanh vùng đâm xuống là giữa các đường vĩ tuyến 43 độ bắc và 43 độ nam; một dải rộng vẫn bao gồm nhiều nơi có người ở trên các lục địa của trái đất.

Nguồn Trelang

TẠI SAO VŨ NHÔM PHẢI NGỒI GHẾ 38C TRÊN MÁY BAY AIRBUS A321-100/200 BAY VỀ VIỆT NAM

VŨ NHÔM
Sáng nay có anh khoe vé mà Phan Văn Anh Vũ trên bảng điện tử rồi hỏi đểu: Ai nói Vũ Nhôm ngồi ghế 38C? 
Xin thưa, Vũ Nhôm buộc phải ngồi ghế 38C vì đó là 1 trong 3 ghế an ninh. 
Như Trelangblog.com đã đưa tin trong bài "Nhôm đang chở về lò" (ngay từ lúc máy bay cất cánh tại Singapore), Phan Văn Anh Vũ (Vũ "Nhôm") đã bị bắt sau khi bay chuyến VN 662 từ Singapore về Việt Nam và ngồi số ghế 38 C. 

Vì sao Vũ 'Nhôm' phải ngồi ghế 38C? 

Chuyến bay VN 662 sử dụng máy bay Airbus A321-100/200 của hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA). Thông tin về cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA cho hay trên chiếc máy bay này, 38 là số của hàng ghế ở phía cuối cùng, cách xa cửa thoát hiểm. Và ghế 38 C của Vũ Nhôm ngồi là ghế cạnh lối đi, cách 2 ghế so với cửa sổ. 
Sơ đồ máy bay airbus A321-100/200
Sơ đồ cabin của chiếc máy bay Airbus A321-100/200 trên website của VNA.
Theo thông lệ về dẫn giải tội phạm, khi di lý tội phạm bằng máy bay, công an sẽ mua vé như các hành khách khác, tuy nhiên phải có mặt tại sân bay trước khi máy bay khởi hành 2h. Khi xe đặc chủng đưa tội phạm tới sân bay, nhân viên sân bay sẽ đưa cán bộ điều tra và tội phạm lên trước. Ngành hàng không sẽ dành 3 ghế ưu tiên (thường gọi là ghế an ninh) trên mỗi chuyến bay cho cơ quan điều tra làm nhiệm vụ đặc biệt hoặc trường hợp khẩn cấp.

Tội phạm bị di lý bị còng tay, cán bộ điều tra sẽ dùng áo che để tránh sự chú ý của các hành khách khác. Cơ trưởng chuyến bay và một số người trong phi hành đoàn nắm được thông tin có tội phạm di lý trên chuyến bay. 

Trường hợp của Vũ Nhôm không bị còng tay mà còng chân. 

Theo quy trình, khi máy bay hạ cánh, khi hành khách xuống hết, tội phạm mới được dẫn giải ra khỏi máy bay và lên xe đặc chủng để đưa về nơi giam giữ, điều tra. 

Trên máy bay, tội phạm dẫn độ được chỉ định ngồi ở các hàng ghế cuối cùng, xa cửa thoát hiểm. Nhân viên áp giải ngồi ghế cạnh lối đi, tội phạm ngồi ghế trong. 

Vậy đã rõ vì sao Vũ Nhôm ngồi tại ghế 38C chưa người ơi


Nguồn: Trelang

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Đâu chỉ là ông Đinh La Thăng?

Đâu chỉ là ông Đinh La Thăng? 
Dư luận đừng quá ồn ào, cũng đừng hoan hỉ thái quá về việc ông Đinh La Thăng và một loạt nhân vật nguyên là quan chức lớn thuộc tập đoàn dầu khí lần lượt bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam. 

Điều tất yếu đó, trong bối cảnh hiện tại, sớm muộn phải đến, đã đến. 

Đó cũng chưa phải là những nhân vật cuối cùng sa vòng lao lý trong cuộc chiến chống “nội xâm” gian nan, phức tạp, dài lâu. Sức nóng của lò lửa chống tham nhũng, tiêu cực đang đến độ, đủ nguồn nhiệt soi chiếu cả những khối u tận cùng ngóc ngách, trong những vỏ bọc tưởng chừng chắc chắn nhất. 

Ở một góc nhìn tích cực, đó là nỗi đau và nỗi buồn. 

Lịch sử xây dựng đảng ghi đậm dòng sự kiện một cán bộ cao cấp-Uỷ viên Bộ Chính trị bị xử lý bằng biện pháp hình sự. 

Lịch sử ngành, địa phương và gia đình, dòng họ thêm một sự kiện, nhưng là sự kiện xót lòng. 

Đáng tiếc, sự việc đã đi quá xa, trong một thời gian quá dài; đầu dây mối nhợ nhóm lợi ích trở nên lùng nhùng, phức tạp; và hậu quả, hệ lụy xung quanh câu chuyện này trở nên rất sâu rộng và nặng nề. 

Thời nào cũng vậy, họa hay phúc đều có nguồn gốc sâu xa, không phải ngày một ngày hai; cũng không hẳn tự thân cá nhân mỗi người gây nên. 

Từ trường hợp những cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật gần đây, có thể nhìn ra khoảng trống về công tác xây dựng đảng, công tác cán bộ, kiểm tra, giám sát, và tính dân chủ thực chất trong sinh hoạt cơ sở Đảng. 

Nếu hệ thống công vụ trong cơ quan Đảng, Nhà nước thực sự liêm chính, chí công vô tư thì không khó để phát hiện, ngăn chặn mầm họa từ khi mới manh nha. 

Nếu từ những nhiệm kỳ trước, những người có trách nhiệm thực sự nói đi đôi với làm, thực sự lắng nghe dư luận và kiên quyết, nghiêm minh phòng trừ tham nhũng, tiêu cực, thì sẽ không có sự kiện đau lòng này. 

Cách nhìn người thiên về cảm tính, chuộng bề nổi theo lối phong trào xốp nổi nhất thời, “vui là chính”, khiến ngay khâu lựa chọn cán bộ đã sai lệch. Lối đào tạo, bố trí cán bộ không đúng năng lực, sở trường đã gây nên tình trạng nhiều trường hợp đặt sai chỗ, ngồi nhầm ghế. Thói quen duy ý chí, rập khuôn, máy móc cho rằng cán bộ nằm trong cấp ủy, có thể bố trí ngồi vào ghế lãnh đạo bất cứ lĩnh vực nào, đã góp phần làm cho căn bệnh ngộ nhận, tự mãn, “quan cách mạng” thêm trầm trọng, và khiến mầm họa lớn dần. 

Đảng ta từng nói đến nguyên tắc giám sát và kiểm soát quyền lực. Thiếu cơ chế hoặc cơ chế không đủ mạnh, việc giám sát, kiểm soát quyền lực xem như vô hiệu, tất yếu dẫn đến tình trạng cá nhân sử dụng quyền lực vô hạn độ, tự tung tự tác, coi trời bằng vung, khiến cả một dây dài tha hóa, tuột dốc. Cả một hệ thống công cụ thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, trong một khoảng thời gian dài, tỏ ra không đủ bản lĩnh, năng lực phát hiện những góc khuất, khoảng mờ để uốn nắn, nhắc nhở, dẫn đến hậu quả ngày một nghiêm trọng, đến thành đại họa. 

Giới truyền thông không thể vô can, khi một thời “tiền hô hậu ủng”, nhất loạt “đồng thanh tương ứng”, tung hô hết cỡ, ca ngợi hết lời, mà thiếu vắng sản phẩm báo chí thẳng thắn góp ý, phê phán, phản biện. 

Nhìn vào chân dung vị cựu lãnh đạo cấp cao vừa bị khởi tố với những vi phạm, khuyết điểm rất đặc trưng, có thể nhận ra hình hài một giai đoạn phát triển kinh tế đã qua của đất nước. Những tập đoàn kinh tế- “quả đấm thép” nhanh chóng ra đời và phần đông trong số đó hoạt động thua lỗ, nợ nần, nhanh chóng tan rã; những “đại công trình” nghìn tỷ dở dang, “đắp chiếu” hoặc thua lỗ; lối làm ăn chủ yếu dựa vào “quan hệ”, “tiền tệ”..., nặng về khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tàn phá môi trường, diễn ra phổ biến... Khắc phục hàng loạt những khuyết tật đó, đưa nền kinh tế đất nước phát triển đúng quỹ đạo, cũng là góp phần giảm bớt, triệt tiêu tệ nạn tham nhũng, tha hoá, tiêu cực. 

Một sự trùng hợp ngẫu nhiên: Chiều thứ 6, ngày 8/12, cơ quan chức năng tống đạt lệnh khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam ông Đinh La Thăng. Buổi sáng hôm đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho ra mắt cuốn sách Vững bước trên con đường đổi mới. 

Kiên quyết, dũng cảm đấu tranh loại trừ tham nhũng, tiêu cực, thanh lọc bộ máy, củng cố niềm tin giữa dân với đảng, càng thêm tự tin “vững bước trên con đường đổi mới". Uông Ngọc Dậu Vietnamnet


BƯỞI

Nàng có cái tên đậm chất nông thôn: Bưởi! Bưởi đẹp, 

vẻ đẹp thuần nông. Bắp chân to, háng rộng, mông chành bạnh lấn chiếm và đặc biệt cặp vú cao và sừng sững lúc nào cũng thách thức thách thức. 

Nàng lấy chồng làng bên năm mười bảy tuổi. Các cụ nói chẳng sai, tốt mái hại trống. Chồng nàng cảm chết năm nàng mới hăm bảy tuổi. 

Bọn đàn ông nhà quê chịu thế quái nào được khi một ả gái goá cứ ngồn ngộn ngồn ngộn mà lại chính chuyên. Chúng làm mọi cách tán tỉnh bóng gió, ỡm ờ hoặc đến nhà nàng ngồi lỳ đặt gạch hòng chiếm chỗ. 

Nàng kệ mẹ, vẫn cứ nhẹ nhàng có, thô thiển có gạt mẹ chúng ra một bên không đếm xỉa gì và ngực tấn công mông đột kích một cách công khai ngồn ngộn hơi thô thiển và tức anh ách. 

Sự tử tế và chính chuyên luôn có giá đặc biệt cho dù có muôn lời đồn thổi từ đám đàn ông rỗi hơi mồm thối. Chúng tung đủ tin về nàng cho đến một ngày, nàng cưới mẹ nó một ông cán bộ cấp cũng to to. Cơ bản là anh cán bộ mặt lừ lừ, rõ cao to đen hôi, đô con đến phát sợ, cái xe thể thao anh ta đi cũng đẹp đến phát sợ ở cái làng quê yêu dấu này.... 

Nàng lấy chồng, một tấm chồng ra tấm chồng bõ công chịu đựng những lời gièm pha đồn thổi. 

Lấy chồng cho đáng tấm chồng, bõ công những lúc phòng không một mình! 

Nguồn: Tre làng



Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai ra ‘tối hậu thư’ vụ dân không có đất nhưng vẫn được cấp ‘sổ đỏ’

Như Báo TN&MT (đã phản ánh ngày 13/12) về việc có gần 100 hộ dân làng tái định cư làng Ia Bia (xã Ia Le, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) có “sổ đỏ” nhưng không có đất sản xuất, ông Dương Văn Trang – Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Gia Lai dẫn đầu đoàn công tác đã trực tiếp xuống cơ sở và có buổi làm việc với UBND huyện Chư Pưh và chỉ đạo “Đến cuối tháng 3/2018, UBND huyện Chư Pưh phải giao đất cho các hộ dân ở làng Ia Bia để tiến hành sản xuất…”.
Việc hàng chục hộ dân có “sổ đỏ”…mà không có đất sản xuất. Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai – Dương Văn Trang đã cùng đoàn công tác đã trực tiếp đi kiểm tra thực tế tại làng Ia Bia, xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Đồng thời tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc của dân làng.
Theo ông Rmah Chik-Thôn trưởng làng Ia Bia, xã Ia Le cho biết: “Hiện toàn làng đã có hơn 70 hộ được cấp sổ đỏ đất sản xuất nhưng 100% không được sản xuất trên diện tích này vì đất đang tranh chấp, người dân không giám vào làm. Ngoài ra, hiện dân làng không có nước sinh hoạt để dùng, dân làng phải mua nước bình hoặc đi về làng cũ lấy nước dùng vì nguồn nước từ 2 giếng khoan của dự án bị nhiễm phèn, vôi không dùng được”.
Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Dương Văn Trang (đứng giữa) trực tiếp xuống làng Ia Bia nắm và chỉ đạo tình hình
Ông Chik cũng cho biết thêm, đời sống của người dân từ khi chuyền về nơi ở mới còn gặp nhiều khó khăn, toàn làng có khoảng 70% hộ nghèo và cận nghèo. Thu nhập người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng đất sản xuất thì không có, dân làng mong muốn thời gian tới nhà nước cần nhanh chóng giải quyết vấn đề này để bà con yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống.
Ông Lê Quang Thái-Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh đã nhận khuyến điểm trước đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đoàn công tác vì chưa giải quyết tốt việc cấp đất sản xuất cho 98 hộ dân ở làng tái định cư Ia Bia. Tuy nhiên, theo ông Thái, trong quá trình triển khai cấp đất sản xuất cho 98 hộ dân ở làng Ia Bia thì huyện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, do phần lấn diện tích đất sản xuất trong vùng dự án đã bị người dân xâm chiếm sản xuất từ nhiều năm nay.
Qua điều tra, xác minh thực tế có 20 hộ dân đang xâm canh với diện tích 85 ha, trong đó, có 18 ha cây điều, 4 ha cây cao su, cây hồ tiêu 0,8 ha, cây ăn quả 0,4 ha, còn lại là cây trồng hàng năm.
Huyện đã tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động người dân đang xâm canh trên diện tích này trả đất lại cho người dân làng tái định cư Ia Bia. Tuy nhiên, các hộ này yêu cầu phải bồi thường các cây công nghiệp dài ngày và hỗ trợ công khai hoang thì họ mới đồng ý giao đất nhưng hiện huyện không đủ nguồn kinh phí để thực hiện. Theo đó, tổng kinh phí để hỗ trợ khai hoang và đền bù cây công nghiệp dài ngày cho các hộ dân này là gần 3 tỷ đồng (trong đó, kinh hỗ trợ khai hoang trên 1,8 tỷ đồng, hỗ trợ bồi thường cây công nghiệp lâu năm là gần 1,2 tỷ đồng).

Người dân có “sổ đỏ” nhưng không có đất sản xuất
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Đức Hoàng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đề nghị, huyện cần đi kiểm tra, rà soát lại chính xác lại toàn bộ diện tích này, công khoang hoang là bao nhiêu, hỗ trợ đền bù cây hoa màu trên diện tích là bao nhiêu, từ đó trình UBND tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí. Đồng thời, huyện cũng cần xem xét số hộ dân xâm chiếm, xem ngoài diện tích đất xâm chiếm họ còn đất sản xuất nào khác không nhằm tránh trường hợp khi thu hồi lại xảy ra tình các hộ dân này thiếu đất sản xuất, huyện lại phải đi xử lý. Còn vấn đề giải quyết nước sinh hoạt cho người dân, thì huyện cần chủ động khảo sát, tìm nguồn nước để khoang lấy nước về cho dân sử dụng, nếu trường hợp vượt khả năng của huyện thì huyện báo cáo tỉnh để xem xét hỗ trợ…
Sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của UBND huyện Chư Pưh và một số sở, ngành, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai – Dương Văn Trang yêu cầu huyện, các phòng ban liên quan, xã Ia Le phải tiến hành kiểm điểm trách nhiệm về việc chưa có đất mà lại cấp bìa đỏ cho các hộ dân.
Giao cho xã, huyện, các ngành của huyện làm việc lại, kiểm tra lại lần cuối cùng, trong 20 hộ xâm chiếm này có bao nhiêu hộ thiếu đất sản xuất từ đó giao lại hạn điền cho họ, phần diện tích còn lại thì đền bù để thu hồi giao cho các hộ dân Ia Bia. Đến cuối tháng 3/2018 huyện phải hỗ trợ cho các hộ dân xâm chiếm và giao đất cho các hộ dân ở làng Ia Bia để tiến hành sản xuất. Ngoài ra, huyện, xã cần phải rà soát, tìm nguồn nước để giải quyết nước uống cho người dân, làm sao đến hết quý I năm 2018 thì phải có nước uống cho dân làng sử dụng.
Nguồn Ở đây

BỘ CÔNG AN NÓI VỀ TỘI "LÀM LỘ BÍ MẬT" VÀ TẤM THẺ "SĨ QUAN AN NINH" CỦA "VŨ NHÔM"

Bộ Công an nói về tội "lộ bí mật" và tấm thẻ "sĩ quan an ninh" của Vũ "nhôm" (NLĐO)- Bộ Công an đã cung ...